TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN QUA TỪNG THỜI KỲ

      Trang phục của tổ tiên ta ngày xưa như thế nào khi mà lịch sử Việt Nam nếu tính từ lúc có mặt con người sinh sống thì đã có hàng vạn năm trước công nguyên, còn tính từ khi cơ cấu nhà nước được hình thành thì mới khoảng từ hơn 700 năm trước CN. Vậy với sự hình thành sớm như vậy thì tổ tiên của chúng ta đã ăn gì và mặc gì? Hôm nay các bạn hãy cùng VIỆT ĐỒNG PHỤC tìm hiểu sơ qua về trang phục của họ.

       I. Trang phục của nam giới

      1. Khố: Là một trong những loại trang phục có lẽ là xuất hiện đầu tiên trong nhân loại. Khi mà con người bắt đầu ý thức được việc cần phải che thân thể của mình. Nó là một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để che phía dưới của nam giới bằng cách quấn tựa vào vòng thắt lưng. Ngày nay khố được dùng như việc gìn giữ bản sắc của dân tộc và thường chỉ được dùng khi có lễ hội.

trang phục khố

      - Khố thường có 2 loại;

      + Khố dây: 

      + Khố lụa : 

      2. Trang phục quần lá tọa: Là loại quần quần ống rộng và thẳng, đũng sâu, cạp quần (lưng quần) to bản. Khi mặc, người đàn ông buộc dây thắt lưng ra ngoài, rồi thả phần cạp thừa phía trên rũ xuống lòe xòe ra ngoài thắt lưng nên được gọi là quần lá tọa. Quầ chủ yếu có màu nâu, gụ, đen...

Trang phục quần lá tọa

      3.Trang phục áo cánh ngắn tứ thân: Có cổ áo được dựng cao từ 1cm đến 1,50cm, có nẹp áo ở gấu, tà áo, ngực áo. Ở một bên nẹp ngực áo có may thêm một dải cựa gà từ cổ xuống ngang phần rốn để khi cài khuy hai tà áo khép lại không hở ngực, hở bụng. Khuy và khuyết đều được tết bằng dây vải cuộn lộn trái ra, đính vào mép áo, áo không có túi.

      4. Trang phục áo cánh ngắn năm thân

      Là loại áo cài cúc bên, may cổ tròn đứng, vuông góc. Quanh cổ ở phía trong áo có lót một miếng vải chùm một phần vai, lưng, ngực gọi là cổ lá sen. Nhằm làm cứng vai áo và giữ độ bền cho áo dù chỗ đó bị cọ xát nhiều do gánh, vác. Gấu áo và gấu tay to hơn gấu ở áo phụ nữ. Hai vạt trước có hai túi. Áo ngắn có thể xẻ tà, có thể bít tà, trang phục này thưng được mặc ở nhà để tiếp khách được coi là trang trọng.

      II. Trang phục của nữ giới

      1. Trang phục Yếm: Là một miếng vải mỏng có khổ vuông, hai đầu nhọn có đính dây để buộc vào cổ và eo để che kín phần trước ngực.

Trang phục Yếm

      Trang phục Yếm có 3 loại:

      + Yếm cổ tròn

      + Yếm cổ xây

      + Yếm cổ thìa

      2. Trang phục áo cánh ngắn: Là loại áo có cổ tròn, viền nhỏ, tà mở thân trước và thân sau nối liền nhau , phần ống tay nối ở cánh tay trên, phụ thuộc theo vuông vải hẹp. Ống tay hẹp, cửa ống tay viền nhỏ không có đáp phụ viền. Phần đầu ống tay chừa lại khoảng 1cm mà không khâu sát mép để dễ luồn bàn tay qua khi mặc. Đa số không cài cúc trước ngực bởi bên trong là một tấm yếm đã che kín cả ngực, bụng và một phần lưng.

      3. Trang phục váy đụp: Thường mặc ngắn đến ống chân. Váy được cấu tạo gồm 3 phần: cạp váy, gấu váy (lai váy) và thân váy.

     - Cạp váy dùng để lồng dải rút bằng vải màu có tác dụng làm điểm nhấn đẹp mắt cho trang phục vì cách trang phục của phụ nữ Việt là áo cánh xẻ nách cao hở để lộ cạp váy.

      - Lai váy dùng để điều chỉnh độ dài tùy theo thân người mặc.

      - Thân váy là phần rộng và dài nhất của váy, thường được may bằng vải màu đen hoặc màu nâu đen, có hình ống.

      4. Trang phục áo dài tứ thân:

      Trang phục áo tứ thân xuất hiện vào những năm 1920-1930 thế kỷ 20, có kết cấu tương tự như áo cánh ngắn nhưng khác ở chỗ áo dài từ cổ buông xuống dưới đầu gối chừng 20 cm. Áo có hai vạt trước và sau. Vạt trước có hai tà tách riêng nhau theo chiều dài. Vạt phía sau cũng chia làm hai nhưng khâu vào với nhau hình thành một đường dài gọi là sống áo. Áo tứ thân gồm hai vạt, bốn tà. Áo tứ thân không có khuy, dài và có hai tay áo để xỏ vào khi mặc.

Trang phục áo tứ thân

      5. Trang phục áo dài kép năm thân:

      Tương tự như áo tứ thân nhưng ở áo năm thân có thêm vào đó là tà thứ năm ở bên phải, trong thân trước.

Trang phục áo dài 5 thân

      Như vậy, trang phục của giai cấp nông dân, những con người luôn trong tình cảnh nghèo khổ, bần cùng trong xã hội thường là những trang phục có kiểu dáng và màu sắc phù hợp với việc đồng áng, lam lũ của họ.

        CÔNG TY TNHH VIỆT ĐỒNG PHỤC

        VPĐD: An Khánh, Hoài Đức, TP. Hà Nội (gần Thiên Đường Bảo Sơn)

        Hotline:     0981.7475.99 – 094.812.6768

        Email: dongphucviet.dpv@gmail.com

        Trang web: http://vietdongphuc.com/


  Tin tức

error: Chức năng đã bị vô hiệu hóa.